Cây thanh tú – Cách trồng và chăm sóc cây thanh tú

Cây thanh tú – Cách trồng và chăm sóc cây thanh tú

Thanh tú là loài hoa với màu sắc xanh tươi mát, mà thanh nhã. Biết đến loài cây này với dáng vẻ xinh xắn, những bông hoa xanh nhỏ nhắn, loài cây sống theo bụi và mang vẻ sắc đặc biệt. Ngày nay cây thanh tú được rất nhiều người yêu thích và chọn làm cây hoa trồng làm cảnh, làm thảm ở nhiều gia đình và các nơi khác như khách sạn, nhà hàng, hay bệnh viện, khu đô thị…vv

  • Cây được gọi với tên thông thường là Thanh tú, hoa thanh tú.
  • Cây thanh tú được dịch theo tiếng anh là: Blue Daze. Tên là đặc trưng màu hoa xanh biếc và dịu mát.
  • Thanh tú có tên khoa học là Evolvulus alsinoides, Evolvulus glomeratus.
  • Cây thuộc họ bìm bìm Convolvulaceae.
  • Cây được trồng và phân bố nhiều ở vùng nhiệt đới. Ngày nay cây được trồng ở nhiều nơi, trong đó có cả Việt Nam.

Đặc điểm hình thái của cây thanh tú

– Thân:

+ Thanh tú là loại cây thân thảo, thân cây thanh tú có màu hơi nâu pha màu xanh.

+ Thân có hình dáng mảnh mai, nhỏ nhắn, chiều cao thân cây không cao lắm, chỉ cao khoảng 25cm đến 35cm.

+ Thân phân nhiều cành và nhánh.

+ Trên cành, thân và nhánh có rất nhiều lá

+ Lá đơn

+ Lá có màu xanh và được bao quanh một lớp long tơ màu trắng.

+ Lá có đặc điểm mọc so le, lá có hình dạng hình bầu bầu.

+ Kích thước lá bé.

+ gân lá hìn long chim.

  • Hoa

+ Hoa và nụ của thanh tú có màu xanh biếc.

+ Trên nụ có lớp long tơ màu trắng bao quanh.

+ Hoa thanh tú được kết hợp bởi 5 cánh hoa, đính liền với nhau, trông rất xinh.

+ Hoa mọc từ các nách của lá và các cành lá.

+ Nhụy của hoa có màu trắng, có xu hướng vươn lên ra ngoài, nhụy hoa dạng ngôi sao.

+ Các cánh hoa có mép theo kiểu lượn song.

+ Hoa thanh tú có xu hướng nở quanh năm.

Đặc điểm sinh thái của cây thanh tú

– Hoa Thanh tú có đặc điểm rất đặc biệt, là nở hoa qunh năm, nhưng thường nở rộ vào mùa hè.

– Cây sống trong mọi điều kiện, diện tích trồng, có thể trong trong chậu bé, hay có thể trồng các thảm hoa rộng lớn.

– Thanh tú ưa nắng, đất tơi xốp, có chế độ thoát nước tốt, và điều kiện chăm sóc tốt, đầy đủ chất dinh dưỡng và độ ẩm.

cay-hoa-thanh-tu

– Cây được trồng hợp lý nhất là trồng theo các khóm, bụi.

– Cây có sức sinh trưởng, và phát triển tốt.

Lợi ích mà cây thanh tú mang lại

-Lợi ích đầu tiên mà Cây thanh tú mang lại đó làm tạo nên vẻ đẹp ở tất cả mọi nơi, với tất cả các diện tích trồng khác nhau.

+ Hiện nay cây được trồng vào các chậu cảnh được treo tại các ban công của hộ gia đình, hoặc trồng chậu để ngoài sân, tạo nên vẻ thanh cảnh, tao nhã cho căn nhà.

+ Cây được trồng theo các dải, khóm, chậu treo ở các bệnh viện, khách sạn hay nhà hàng để tạo nên vẻ đẹp , tươi mát và tạo không khí thoải mái cho con người.

Xem thêm:

+ Ngoài ra cây được trồng thành các thảm tại các công trình khu đô thị, khu công viên, các thảm như dòng sông xanh biếc tạo nên vẻ đẹp rất lạ mắt và đẹp mắt.

  • Bên cạnh đó hoa còn được nhiều người  biết đến với cảm giác đem lại rất sảng khoái, nhẹ nhàng và dịu mát.
  • Cây có một sức mạnh rất lớn đó là tạo cho người ta cảm giác thoải mái, đặc biệt là vào mùa nóng bức, oi nhiệt, nếu được nhìn hoa thanh tú thì chúng ta sẽ có cảm giác xanh biếc và dịu mát đến khác lạ.
  • Cây thanh tú được nhiều chị em áp dụng làm điểm nhấn, hoa cài lên nước tronh nhà tắm, hay cho trực tiếp hoa vào bồn tắm, để tạo cảm giác êm dịu và thư thái, thoải mái và giảm lo lắng, căng thẳng, stress.
  • Một lợi ích mà cây thanh tú đem lại mà ngày nay y học đang dùng, một số sản phẩm từ cây thanh tú được dùng để áp dụng làm thuốc bổ cho hệ thần kinh, giúp hệ thần kinh được thư giãn, và giúp chúng ta tập trung hơn.
  • Nhìn vào đặc điểm thực vật học của cây, đặc điểm sống và phát triển của thanh tú, cây luôn có hoa, lá màu xanh tươi mát, cấy sống được trong mọi hoàn cảnh và ít sâu bệnh nên cây được nhiều người trồng với mục đích cho rằng, cây thanh tú là biểu tượng cho sự tao nhã, tươi mát, lạc quan, và luôn có ý chí kiên cường phấn đấu phát triển trong mọi hoàn cảnh, trong cuộc sống cũng như trong công việc.

Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây thanh tú

Nhân giống cây thanh tú nhanh nhất và hiệu quả nhất là dùng phương pháp nhân giống vô tính. Hầu hết nhân giống thanh tú bằng hình thức giâm cành.

Có thể giâm bằng cành hoặc bằng các nhánh già

  • cách trồng cây thanh tú
  • Vì cây thanh tú thích hợp với nhiều điều kiện và rất dễ sinh trưởng phát triển nên cây thanh tú rất dễ trồng.
  • Đầu tiên chọn đất và chọn cành để giâm. Đây là bước quan trọng nhất để cây sinh trưởng, phát triển và nở hoa sau này.

+ Đất trồng nên chọn đất tơi xốp, dễ thoát nước, đầy đủ chất dinh dưỡng

+ Chọn cành giâm phải chọn cành khỏe mạnh, không sâu bệnh và sinh trưởng phát triển tốt, cành già, cành bánh tẻ.

  • Chọn chậu và khay giâm cành phù hợp sau đó cho đất vào các khay đã chuẩn bị sẵn. Chậu giâm cành phải có lỗ thoát nước để khi tưới nước sẽ không bị ứa đọng nước
  • Sau khi cắt cành chúng ta có thể ngâm cành vào thuốc kích thích ra rễ, sau đó giâm cành vào đất
  • Giâm xong chúng ta nên giữ độ ẩm cho đất, tưới nước vừa đủ, không nên tưới quá nhiều, tránh tình trạng  để bị thối gốc cành giâm.
  • Quan sát quá trình thích nghi và phát triển của cây để chăm sóc tốt ở các giai đoạn.

.Cách chăm sóc cây thanh tú

  • Là cây dễ chăm sóc, ưa nắng.
  • Nên sử dụng phương pháp cắt tỉa các cành, lá hư để tránh gây hại, gây bệnh cho cây.
  • Sau khi thực hiện cắt, tỉa các cành,lá thì chúng ta không tưới nước,nhằm mục đích tránh sâu bệnh hại, và để cây ra mầm hoa mới.
  • Chúng ta tưới nước khoảng 1 đến hơn một tuần.
  • Quan sát quá trình cây nếu cây có lá héo thì chúng ta mới tưới thêm nước, nhưng tưới ít không tưới nhiều.
  • Nếu cần thiết thì chúng ta có thể sử dụng phun thuốc kích thích ra hoa.
  • Chúng ta có thể dùng KNO3 để phun kích thích ra hoa. KNO3 chúng ta có thể mua dễ dàng ở nhiều quán thuốc bảo vệ thưc vật. Tùy thuộc vào kích thước của cây mà chúng ta sử dụng liều lượng khác nhau.
  • Dùng thuốc khoảng 31ngày cây sẽ có hiện tượng bắt đầu ra khoa.
  • ở giai đoạn bắt đầu ra hoa chúng ta nên cung cấp lượng nước đủ cho cây đồng thời kết hợp để cây được nơi ánh sáng mặt trời để cây phát triển quá trình nảy lộc và ra hoa.
  • Ngoài ra chúng ta có thể dùng thêm phân bón lá, kết hợp tưới nước để cây khỏe và tán rộng hơn.
  • Cây thanh tú ưa được tưới nước, nếu thời tiết khô hạn, chúng ta nên tưới 2 lần, tốt nhất là tưới vào ban sáng và buổi chiều tối. Lưu ý không tưới nhiều, tưới dạng phun mưa sẽ không làm cây bị dập.
  • Sử dụng phân bón 30 ngày ít nhất 1 lần bón, và bón theo định kỳ. Vào mùa đông chúng ta nên cắt tỉa, để cây bật lộc mầm vào mùa xuân.

Sâu bệnh hại thường xuất hiện trên cây thanh tú

  • Sâu bệnh hại trên cây thanh tú rất ít gặp,
  • Trên cây thanh tú thường gặp là thối gốc và thối lá. Nguyên nhân là do nước úng ngập lâu và các lá của cây quá nhiều ở gần nhau.
  • Cách trị : Chủ yếu là chúng ta nên quan tâm đến chế độ thoát nước của cây, thoát nước nhanh,thực hiện cắt bớt, cắt tỉa các cành, lá khi cây quá rậm rạp. Và không tưới nước cho cây kể từ khi cây bị ngập..

Kết luận .

Cây thanh tú là loài cây dễ trồng, dễ sống tuy nhiên cây không chịu được úng. Vì thế chúng ta nên quan tâm chăm sóc cây, đặc biệt là yếu tố nước. Là loài cây sinh trưởng phát triển mạnh với nhiều loại đất và môi trường khác. Là loài cây đẹp về cả hoa và lá, làm đẹp cho không gian sống, cây mang ý nghĩa phong thủy thể hiện sự nhã nhặn, bền bỉ và  phát triển nhanh. Ngoài ra cây còn mang lại cảm giác dịu mát, thoải mái và có công dụng trong y học. Chính vì thế mà hoa thanh tú được ưa chuộng và trồng ở nhiều nơi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

https://www.scoop.it/t/vacuum-cleaner-by-upright-vacuum-cleaner