Cách trồng và chăm sóc cây cam đường canh

Cách trồng và chăm sóc cây cam đường canh

Cam đường canh là một loại quýt, có vị ngọt, vỏ mỏng và có màu đỏ riêng biệt. Cây có thân cao khoảng 3-4m, tán lá rộng, có đường kính khoảng 3m. Cam canh có thể thích nghi trồng được ở nhiều nơi mà vẫn cho năng suất cao nếu bạn biết chăm sóc cây đúng kỹ thuật. Sau đây, tôi sẽ cho bạn thấy cách trồng và chăm sóc cam đường canh thế nào là đúng cách.

Cách trồng cây cam đường canh

Lựa chọn giống cây trồng: Để cây cho năng suất cao cần lựa chọn cây giống một cách tốt nhất. Nên chọn cây giống có chiều cao từ 40cm trở lên, thân cây mập và không sâu bệnh. Bạn nên tìm đến các cửa hàng uy tín để tìm mua cây giống.

Thời vụ trồng cây: cam canh có thể trồng được quanh năm nhưng để cây phát triển tốt thì nên trồng vào đầu màu xuân và cuối mùa mưa.

Đất trồng cây: đất thịt cát pha, giàu chất dinh dưỡng, độ thoát nước tốt là thích hợp nhất. Tuy nhiên bạn có thể trồng ở những vùng đất khác nhưng phải đảm bảo thoát nước cho cây. Nếu trồng ở nơi đất trùng thì phải đào rãnh để thoát nước cho cây vào mùa mưa.

Hố trồng cây: Đào hố trồng trước khi trồng cây giống ít nhất 1 tháng. Hố trồng có kích thước khoảng 50x50x50cm, hố cách hố khoảng 4m.

Bón lót cho cây luôn sau đó, dùng phân chuồng hoai mục đổ xuống hố rồi lấp đất lên. Rắc vôi bột dưới hố để khử mầm bệnh.

Xem thêm: Giống cam cara, giống cam độc lạ mới được đưa về việt nam, chi tiết về cam cara xem thêm tại Cây giống cam cara

Cách trồng cây cam đường canh

Đào hố to hơn bầu đất ở chính giữa. Tách bỏ cẩn thận túi nilon ở bầu đất tránh làm vỡ bầu đất, ảnh hưởng đến rễ cây. Vùi đất xuống và nén chặt. Cắm cọc tre để cố định thân cây không bị đổ. Sau 1 tháng thì bỏ cọc đi vì khi đó cây con đã ổn định. Tưới nước ngay cho cây để giữ độ ẩm.

Cách chăm sóc cây cam đường canh

Tưới nước: Luôn tưới nước đầy đủ để cây sinh trưởng nhanh chóng. Vào mùa khô thì tưới nước thường xuyên, còn vào mùa mưa thì xử lý thoát nước cho cây.

Bón phân: đào rãnh quanh gốc cây rộng khoảng 20×20 rồi rắc phân xuống, lấp đất lên, sau đó tưới nước lên để phân tan ra ngấm vào đất.

Năm 1-3: mỗi năm chia làm 4 đợt bón phân đó là tháng 1, 2, 5 và 11 với 5kg phân chuồng hoai mục, 0.1-0.2kg đạm ure, 0.2-0.5kg supe lân, 0.1-0.2kg kali.

Từ năm thứ 4 trở đi: cũng chia làm 4 đợt bón phân. Tháng 8 và tháng 11 thì bón phân hữu cơ, supe lân và vôi. Vào thời kỳ cây cho hoa đậu quả thì bón đạm ure và kali.

Cắt tỉa, tạo tán cây: Cắt tỉa cành để cây cho ra các cành mới, tạo tán lá cho cây giúp cây có nhiều quả. Cắt bỏ cành sâu bệnh, cành khô héo, cành vượt để cây nuôi dưỡng các cành khỏe mạnh.

Phòng trừ sâu bệnh hại: Cam canh tuy có tính kháng bệnh nhưng vẫn phòng ngừa bọ xít, nhện đỏ, rệp. Nên ra thăm vườn thường xuyên để phát hiện sâu bệnh sớm. Dùng thuốc bảo vệ thực vật để phun theo đúng liều lượng có ghi trên vỏ thuốc.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải làm sạch cỏ dưới gốc cây để ngừa sâu bệnh. Vun gốc cây và đắp cỏ khô, rác xung quanh gốc để giữ ẩm cho cây.

Thu hoạch và bảo quản cam đường canh

Khi quả chuyển dần sang màu đỏ đặc trưng thì chúng ta có thể thu hoạch rồi. Không nên thu hoạch vào trời mưa, mà nên thu hoạch vào lúc khô ráo, thoáng mát để bảo quản cam được lâu. Dùng kéo cắt cuống rồi đặt nhẹ nhàng vào giỏ. Nếu chuyển đi xa thì phải có rơm lót giữa các lớp quả để cam không bị dập nát.

Chúc mọi người có một mùa cam bội thu!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

https://www.scoop.it/t/vacuum-cleaner-by-upright-vacuum-cleaner